"Kể từ bây giờ,ềuTiênđìnhchỉthỏathuậnquânsựvớiHànQuốyêu trước mặt phản sau lưng quân đội Triều Tiên sẽ không bị trói buộc bởi thỏa thuận quân sự ngày 19/9/2018. Chúng tôi sẽ đình chỉ mọi biện pháp từng được áp dụng để giảm căng thẳng và nguy cơ xung đột quân sự, đồng thời triển khai những đơn vị quân đội mạnh mẽ hơn và nhiều loại vũ khí mới đến khu vực dọc giới tuyến", Bộ Quốc phòng Triều Tiên cho biết hôm nay.
Giới chức Hàn Quốc chưa bình luận về thông tin này.
Thông báo được đưa ra một ngày sau khi Seoul đình chỉ một phần thỏa thuận và tuyên bố tăng cường biện pháp trinh sát dọc giới tuyến liên Triều để đáp trả vụ Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám. Bộ Quốc phòng Triều Tiên chỉ trích động thái này và nói rằng Hàn Quốc sẽ phải "chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu bùng phát xung đột không thể cứu vãn".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng quyết định của Hàn Quốc là "phản ứng khôn ngoan và kiềm chế", cáo buộc Triều Tiên không tuân thủ điều khoản thỏa thuận. "Điều đó cho phép Hàn Quốc khôi phục khả năng do thám và trinh sát dọc giới tuyến, cải thiện năng lực theo dõi các mối đe dọa từ Triều Tiên", quan chức này nói.
Triều Tiên trước đó thông báo phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 đêm 21/11. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin lãnh đạo Kim Jong-un đã xem các bức ảnh do vệ tinh chuyển về, trong đó cho thấy sân bay quân sự Anderson, cảng Apra và hàng loạt căn cứ quân sự lớn khác của lực lượng Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Quân đội Hàn Quốc xác nhận vệ tinh Triều Tiên đã tiến vào quỹ đạo, dấu hiệu cho thấy vụ phóng diễn ra thành công. Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Liên Hợp Quốc lên án vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên, cho rằng đây là "vỏ bọc của hoạt động thử tên lửa đạn đạo".
Các chuyên gia cho biết đưa thành công vệ tinh trinh sát vào quỹ đạo sẽ cải thiện năng lực tình báo của Triều Tiên, cung cấp dữ liệu quan trọng cho mọi cuộc xung đột quân sự tiềm tàng.
Thỏa thuận quân sự liên Triều năm 2018 được ký tại hội nghị thượng đỉnh lần ba giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Moon Jae-in, người muốn hòa giải hai miền. Thỏa thuận thiết lập vùng đệm trên bộ và trên biển, nơi hoạt động diễn tập pháo binh, hải quân bị đình chỉ. Hai bên không xảy ra biến cố đáng chú ý nào sau khi ký thỏa thuận.
Vũ Anh (Theo KCNA, Reuters)